Luật pháp quốc tế Quyền_trẻ_em

Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền được xem là căn bản cho mọi tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền trẻ em hiện nay. Có nhiều hiệp ước và luật pháp đề cập tới quyền trẻ em trên khắp thế giới. Một số lượng tài liệu hiện tại và lịch sử ảnh hưởng tới những quyền này, gồm Tuyên bố về Quyền Trẻ em năm 1923, được Eglantyne Jebb và chị/em của bà là Dorothy Buxton phác thảo tại London, Anh năm 1919, được Hội quốc liên tán thành và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1946. Sau này nó trở thành nền tảng cho Hiệp ước về Quyền Trẻ em.

Hiệp ước về Quyền Trẻ em

Hiệp ước về Quyền Trẻ em hay CRC, của Liên hiệp quốc năm 1989 là công cụ có tính bắt buộc pháp lý quốc tế đầu tiên có tích hợp toàn bộ phạm vi nhân quyền –dân sự, văn hoá, kinh tế, chính trị và quyền xã hội. Việc thực thi nó được giám sát bởi Uỷ ban về Quyền Trẻ em. Các chính phủ quốc gia phê chuẩn hay cam kết bảo vệ và đảm bảo quyền trẻ em, và đồng ý có trách nhiệm với cam kết này trước cộng đồng quốc tế.[34] CRC, cùng với các cơ cấu trách nhiệm tội phạm quốc tế như Toà án Tội phạm Quốc tế, Toà án Nam TưToà án Rwanda, và Toà án Đặc biệt về Sierra Leone, được cho là đã làm gia tăng đáng kể quyền của trẻ em trên thế giới.[35]

Thực thi

Nhiều cơ cấu và tổ chức để thực thi có tồn tại nhằm đảo bảo quyền của trẻ em. Chúng gồm Child Rights Caucus cho Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về trẻ em. Nó được thành lập để khuyến khích việc áp dụng đầy đủ và tương thích với Hiệp ước về Quyền Trẻ em, và để đảm bảo rằng các quyền trẻ em được ưu tiên trong các phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về Trẻ em và quá trình chuẩn bị. Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đã được thành lập "với hy vọng rằng nó có thể có hiệu quả, đáng tin cậy và tậ trung hơn vào việc lên án những hành động vi phạm nhân quyền trên thế giới hơn là Cao uỷ Nhân quyền vốn bị chỉ trích rất nhiều." Nhóm các tổ chức phi chính phủ vì Hiệp ước về quyền Trẻ em là một liên minh các tổ chức phi chính phủ quốc tế ban đầu được thành lập năm 1983 để tạo điều kiện cho việc áp dụng Hiệp ước Liên hiệp quốc về Quyền Trẻ em.

Nhiều quốc gia trên thế giới có các nhân viên thanh tra hay uỷ viên với trách nhiệm đại diện cho các quyền lợi của trẻ em bằng cách điều tra và chuyển những lời phàn nàn bởi các cá nhân công dân liên quan tới quyền trẻ em. Các viên thanh tra về quyền trẻ em cũng có thể làm việc cho một hội đoàn, một tờ báo, một tổ chức phi chính phủ, hay thậm chí cho công cộng.

Tất cả mọi người có thể xem thêm tại những địa chỉ trang web sau:

Các vấn đề

Các tổ chức vì quyền trẻ em

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quyền_trẻ_em http://www.cfc-efc.ca/docs/cccf/rs064_en.htm http://www.fact.on.ca/ http://www.unhchr.ch/html/menu3/b/k2crc.htm http://www.law.cornell.edu/wex/index.php/Children'... http://www.nesl.edu/lawrev/Vol36/1/Mangold.pdf http://plato.stanford.edu/entries/rights-children/ http://archive.is/20120713075031/findarticles.com/... http://www.amnestyusa.org/Our_Issues/Children/page... http://www.amnestyusa.org/children/crn_faq.html http://www.ansarburney.org/news/n12.html